Tuyển Việt Nam xóa bỏ nỗi ám ảnh AFF Cup 2014, tại sao không!
Xuân quê hương 2025 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức, với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu kiều bào và thân nhân, cùng khách mời trong nước.Chương trình tiếp tục khẳng định vững chắc mối liên hệ gắn bó giữa kiều bào và đất nước, qua đó, tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tinh thần yêu nước, hướng về nguồn cội, khích lệ kiều bào gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc.Năm 2025, chương trình Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18.1 đến ngày 20.1.2025 (tức ngày 19 đến ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) với nhiều nội dung phong phú. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ chủ trì một số hoạt động ý nghĩa cùng bà con kiều bào cả nước: Lễ Dâng hương tại Điện Kính Thiên, Nghi thức thả cá chép truyền thống vào ngày Tết ông Công ông Táo tại Phủ Chủ tịch…Đặc biệt, trong chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, tiếp sóng trên kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam 20 giờ 10 phút tối chủ nhật ngày 19.1.2025, Chủ tịch nước sẽ phát biểu chúc Tết đến toàn thể bà con kiều bào và đánh trống khai hội mừng xuân.Bên cạnh các hoạt động do Chủ tịch nước chủ trì, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức một số hoạt động cho đoàn 1.000 kiều bào tiêu biểu, gồm: Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Chào Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chương trình kết nối địa phương. Lãnh đạo Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương vào tối 19.1.2025.VIETART là đơn vị thực hiện chương trình Xuân quê hương 2025, cũng như thực hiện thành công Xuân quê hương trong 8 năm liên tiếp.Phật tử ở TP.HCM lên chùa gói 1.000 bánh tét tặng người không về quê ăn tết
Ngoài ra, thành phố cũng quy định các tiêu chuẩn, điều kiện được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.Theo đó, thứ tự ưu tiên được thuê nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cho 10 đối tượng gồm: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội và nữ giới.Tiếp theo là hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn, hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; đối tượng theo quy định tại khoản 3 điều 3 Nghị định 73/2023 được cấp có thẩm quyền công nhận; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.Số lượng căn nhà ở xã hội để cho thuê dành cho các đối tượng ưu tiên được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của các đối tượng nêu trên trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn nhà ở xã hội để cho thuê.Quyết định cũng nêu rõ, Sở Xây dựng hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở được UBND TP.HCM sẽ lựa chọn, lập danh sách thứ tự ưu tiên theo quy định để bố trí cho thuê, không thông qua hình thức bốc thăm cho đến hết số lượng. Trường hợp cùng thứ tự ưu tiên thì lựa chọn theo thứ tự thời điểm nộp hồ sơ.Các đối tượng còn lại được lựa chọn theo hình thức bốc thăm (trực tiếp hoặc trực tuyến). Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ giám sát quá trình bốc thăm. Việc bốc thăm phải có biên bản kết quả bốc thăm.Mới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, TP.HCM và Hà Nội, mỗi địa phương phải hoàn thành 100.000 căn hộ tới năm 2030.Hiện nay, thành phố có 3 dự án tập trung trong năm 2025, hoàn thành chỉ tiêu 2.874 căn, đồng thời sẽ khởi công 8 dự án với quy mô khoảng 8.000 căn và sẽ chấp thuận chủ trương cho khoảng 5 dự án nữa với khoảng 20.000 căn hộ.Thành phố cũng đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công an để trao đổi thống nhất, tập trung vào 11 dự án nhà ở xã hội cho lực lượng công an và các đối tượng khác trên địa bàn thành phố. Trong đó có những dự án như Tập đoàn Phú Cường phát biểu, sẽ tập trung tháo gỡ để đảm bảo hoàn thành trong thời gian.Sắp tới, UBND TP.HCM sẽ trình HĐND TP.HCM các nghị quyết để tháo gỡ, hỗ trợ chủ đầu tư các chi phí trong đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí, các nội dung khác liên quan đến quá trình cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số nội dung khác để tháo gỡ trong quá trình triển khai thời gian tới.
Ô tô điện Trung Quốc nhái kiểu dáng Toyota Alphard, giá từ 135 triệu đồng
Sự tăng trưởng không đồng đều về tiêu thụ ô tô mới giữa các quốc gia khiến thị trường ô tô Đông Nam Á chưa thể lấy lại đà tăng trưởng. Theo dữ liệu thống kê vừa được chuyên trang Focus2move công bố, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô mới tại Đông Nam Á đạt 3,2 triệu xe, giảm 4,8% so với năm 2023. Với kết quả này, Đông Nam Á vẫn là thị trường tiểu khu vực lớn thứ 5 trên thế giới.Đáng chú ý, trái với sự suy giảm của dòng xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 44,6%. Sự xuất hiện ồ ạt của các mẫu mã ô tô điện đến từ Trung Quốc, cùng sự quan tâm của khách hàng… tạo động lực giúp doanh số bán ô tô điện tăng trưởng. Theo Focus2move, nỗ lực mở rộng thị trường giúp VinFast dẫn đầu doanh số bán ô tô điện với 30% thị phần, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như BYD , MG và Wuling cũng đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số để củng cố vị thế.Trong số các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia tiêu thụ ô tô nhiều nhất. Đã có 790.647 xe ô tô mới bán ra tại xứ vạn đảo trong năm 2024, dù vậy con số này vẫn thấp hơn năm 2023 khoảng 14,1%. Vị trí thứ 2 có sự thay đổi khi Thái Lan không còn giữ được vị thế, thay vào đó, sự vươn lên của Malaysia với 782.023 xe không chỉ giúp quốc gia này chiếm 24,4% thị phần ô tô khu vực Đông Nam Á mà còn tăng 2% so với năm 2023.Thái Lan rơi xuống vị trí thứ 3 khi chỉ bán được 678.010 xe, giảm 16%. Khác với Thái Lan, Indonesia, những thị trường còn lại trong khu vực đều có sự tăng trưởng về doanh số bán ô tô mới. Cụ thể, Philippines tiêu thụ 468.879 xe (tăng 7,7%), kết quả này giúp Philippines xếp vị trí thứ 4. Trong khi đó, những bước tiến trong những tháng cuối năm giúp Việt Nam kết thúc năm 2024 với 379.527 xe (tăng 9,2%).Singapore cũng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng với 43.023 xe bán ra (tăng 42,4%) và Campuchia xếp thứ 7 với 35.465 xe bán ra (tăng 7%). Dù vậy, bước tăng trưởng của các thị trường như Philippines, Việt Nam, Singapore hay Campuchia không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm khá lớn tại Thái Lan, Indonesia - hai thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Focus2move, đây chính là lý do kéo tổng doanh số bán ô tô tại Đông Nam Á sụt giảm so với năm 2023. Hai vị trí cuối bảng lần lượt thuộc về Lào với 22.886 xe ô tô mới bán ra trong năm 2024 (tăng 2,6%) và Myanmar xếp thứ 9 với 4.203 xe (tăng 12,6%).
Trên sân nhà Thống Nhất, CLB TP.HCM không chơi phòng ngự phản công như thường lệ mà tích cực kiểm soát bóng. Thời lượng cầm bóng của "Chiến hạm đỏ" nhỉnh hơn một chút so với CLB Thanh Hóa (51% so với 49%) và họ dứt điểm nhiều hơn (4 so với 2). Tuy nhiên, thầy trò HLV Velizar Popov mới là những người có bàn thắng duy nhất trong 45 phút đầu tiên. Ngay phút thứ 7, Igor Silva chạy chỗ khôn ngoan, chọn vị trí tốt để có thể bắt vô-lê thành bàn sau pha đá phạt của Viết Tú. CLB Thanh Hóa có lợi thế về mặt tỷ số sau khi hiệp 1 kết thúc nhưng họ bất lợi về mặt nhân sự. Phút 45+3, trọng tài Lê Vũ Linh rút thẻ vàng thứ 2 dành cho HLV Popov, truất quyền chỉ đạo của chiến lược gia người Bulgaria. Ông Linh cho rằng truyền trưởng của CLB Thanh Hóa đã phản ứng thái quá. Phút 45+9, trợ lý HLV Hoàng Thanh Tùng cũng bị thẻ đỏ vì lỗi phản ứng. Trọng tài Linh còn rút tổng cộng 6 thẻ vàng.Sang hiệp 2, CLB TP.HCM tiếp tục tích cực chơi tấn công để tìm kiếm bàn gỡ. Những nỗ lực của họ mang lại thành quả ở phút 53. Sau một pha dàn xếp tấn công biên tương đối tốt, Mạnh Cường có mặt đúng lúc, đúng chỗ để đệm bóng tung nóc lưới khung thành thủ môn Trịnh Xuân Hoàng, đưa trận đấu về thế cân bằng. Phút 77, Nguyễn Thái Quốc Cường, em họ tiền đạo Nguyễn Công Phượng, tung cú sút rất căng từ ngoài vòng cấm. Bóng vô tình chạm vào người Thanh Long và đổi hướng, khiến thủ thành Xuân Hoàng không thể cản phá. CLB TP.HCM vươn lên dẫn trước 2-1. Nhưng cũng chỉ 5 phút sau, Doãn Ngọc Tân tỏa sáng rực rỡ với siêu phẩm sút xa, gỡ hòa 2-2 và thắp sáng cơ hội giành 3 điểm cho CLB Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong những phút còn lại, cả 2 đội đều bất lực trong việc làm rung mành lưới đối phương và chấp nhận chia điểm. Với kết quả này, CLB Thanh Hóa không thể đòi lại ngôi đầu bảng từ tay đội Nam Định. Thầy trò HLV Popov có 23 điểm, kém đội dẫn đầu 1 điểm nhưng đá ít hơn 1 trận nên vẫn còn nhiều cơ hội vươn lên. Trong khi đó, CLB TP.HCM đã có 15 điểm và đứng ở vị trí thứ 9. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Ba công thức nấu trà sữa trân châu dễ làm để uống trong những ngày nắng nóng
UBND TP.Hà Nội đã có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc khu đô thị Nam hồ Linh Đàm (P.Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai), với diện tích khoảng 4,4 ha.Theo đó, Công ty CP đầu tư bất động sản Song Lộc đã trúng đấu giá khu đất thực hiện dự án nêu trên với thời hạn sử dụng 50 năm. Dự án có khoảng 2 ha đất xây dựng công trình nhà ở thấp tầng, hơn 1,5 ha đất xây dựng đường giao thông sử dụng vào mục đích công cộng…Giá khởi điểm được Hà Nội phê duyệt là hơn 86 triệu đồng/m2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất là hơn 91 triệu đồng/m2. Tổng số tiền trúng đấu giá khoảng 1.800 tỉ đồng.Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Tuấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Q.Hoàng Mai, xác nhận mức giá khởi điểm để đấu giá 4,4 ha đất được xây dựng trên cơ sở của giá đất cũ được ban hành tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31.12.2019 (Quyết định số 30).Theo ông Đạt, để đưa ra mức giá khởi điểm nêu trên, phía Sở TN-MT Hà Nội đã căn cứ trên tờ trình của UBND Q.Hoàng Mai có nội dung về nguồn gốc đất, mật độ xây dựng, các chỉ tiêu theo quy hoạch được duyệt…Sau đó, Sở TN-MT Hà Nội làm việc với các bên liên quan, lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá để tiến hành các bước theo quy định. Mức giá khởi điểm được đơn vị tư vấn, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể thành phố trình lên và được UBND TP.Hà Nội ra quyết định phê duyệt.Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Q.Hoàng Mai Vũ Tuấn Đạt thừa nhận, ở thời điểm chuẩn bị tổ chức đấu giá 4,4 ha đất thì phía UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định số 71 quy định bảng giá đất mới và có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Tuy nhiên, sau đó, buổi đấu giá vẫn tiếp tục được tổ chức ngày 3.1, với sự tham gia của 2 đơn vị.Theo ghi nhận của Thanh Niên, khu đất 4,4 ha được đem ra đấu giá nằm giáp đường Bằng B rộng 7 m và ngõ hiện trạng rộng 4 m nối ra phố Linh Đường (P.Hoàng Liệt). Nơi đây cách Vành đai 3 khoảng 2,4 km; cách UBND Q.Hoàng Mai 4 km; cách công viên Yên Sở 3,9 km và cách hồ Gươm (Q.Hoàn Kiếm) khoảng 14 km.Theo Quyết định số 30, dự án giáp đường Bằng B có giá đất ở sau khi nhận hệ số 1,15 là hơn 21 triệu đồng/m2. Dựa trên kết quả thu thập thông tin, giá đất khởi điểm để tổ chức đấu giá thực hiện dự án được xác định là hơn 86 triệu đồng/m2, gấp 4,21 lần. Như vậy, giá trúng đấu giá là hơn 91 triệu đồng/m2 nếu so với giá đất ở Quyết định số 30 sau khi đã nhân hệ số sẽ cao gấp 4,3 lần.Trong khi đó, theo bảng giá đất mới tại Quyết định số 71 có hiệu lực từ 1.1.2025, giá đất ở vị trí 1 đường Bằng B là hơn 57 triệu đồng/m2. Do đó, giá trúng đấu giá chỉ gấp gần 1,6 lần so giá đất mới khi chưa được nhân hệ số.Liên quan đến giá đất cũ, trong năm 2024, Hà Nội đã tổ chức đấu giá nhiều khu vực trên địa bàn và lộ rõ nhiều bất cập, tồn tại do giá khởi điểm quá thấp. Hồi cuối tháng 12.2024, ngay sau khi Hà Nội ban hành Quyết định số 71 quy định về bảng giá đất mới, nhiều địa phương đã lập tức hủy các buổi đấu giá, trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng để xây dựng giá đất khởi điểm sát với giá thị trường.